Thứ Năm, 7 tháng 8, 2008

writeFolderTitle(PAGE_FOLDER);
VĂN HÓA
> NGHỆ SỸ
Thứ bảy, 15/1/2005, 10:14 GMT+7
E-mail Bản In
Hàn Mặc Tử - Mai Đình: Tình thơ hay tình yêu?
Mai Đình lúc gặp Hàn Mặc Tử.
Mai Đình thực ra không phải là một nàng thơ, cũng không phải là người tình của Hàn Mặc Tử... Đúng nghĩa, nàng là một người bạn văn chương của chàng. Nàng gặp Hàn Mặc Tử khi chàng đã lâm trọng bệnh, xa lánh tất cả mọi người để về ẩn mình trong một cái chòi tranh ở Gò Bồi, cách thành Quy Nhơn 15 cây số.
Mai Đình xuất thân trong một gia đình khá giả, nhưng mang trong mình dòng máu lãng mạn, nàng theo tiếng gọi bốn phương cất bước ra đi. Nhờ có nghề dạy nữ công gia chánh cho những gia đình giàu có nên Mai Đình kiếm kế sinh nhai khá dễ dàng. Nàng đã đặt chân đến nhiều vùng đất xa xôi, có khi qua tận Nam Vang. Năm 1937, Mai Đình đến Quy Nhơn. Trước đó nàng đã nghe danh Hàn Mặc Tử từ lâu. Là một người có cá tính mạnh mẽ, nàng không câu nệ, tìm cách giáp mặt chàng. Lần đầu tiên, Hàn Mặc Tử vì tự ti bệnh tật nên không chịu tiếp. Nàng bèn vào Nha Trang, thông qua Quách Tấn để "tiếp cận" chàng. Trong hồi ký của mình, Quách Tấn nhớ lại: "Gặp tôi, nàng không chút e lệ, ngồi nói chuyện như người quen biết đã lâu. Phê bình bài thơ Gái quê xong, nàng tỏ thật nỗi lòng đối với Tử: “Biết Tử mang bệnh ngặt nghèo, lòng tôi hết sức thương cảm. Tôi mong sao chia sớt được nỗi đau khổ của Tử một đôi phần”. Rồi nàng trách Mộng Cầm sao đành lòng bỏ Tử.
Bà Mai Đình sau hơn nửa thế kỷ.
Nàng gửi cho Quách Tấn bài thơ Biết anh để tặng Hàn Mặc Tử với những câu thơ thật mạnh dạn: "Còn anh em đã gặp anh đâu!/Chỉ cảm vần thơ có những câu/Âu yếm say sưa đầy cả mộng/Xui lòng tư tưởng lúc đêm thâu". Đây là bài thơ đầu tiên mở ra một tình bạn văn chương thú vị giữa hai người. Hàn Mặc Tử nhận được thơ, liền hồi âm nhưng Mai Đình đã đi khỏi Nha Trang. Chàng buồn rầu sáng tác bài Lưu luyến: "Chửa gặp nhau mà đã biệt ly/Hồn anh theo dõi bóng em đi/Hồn anh sẽ nhập trong luồng gió/Lưu luyến bên em chẳng nói gì".
Điều đặc biệt nhất trong mối quan hệ Mai Đình - Hàn Mặc Tử là nàng đã hành xử rất đúng với tinh thần văn chương: Tứ hải giai huynh đệ. Theo tài liệu của Trần Thanh Mại thì mùa hè năm 1938, Mai Đình từ biệt Quy Nhơn để vào Sài Gòn thu xếp công việc. Khi trở ra, Mai Đình đưa Hàn Mặc Tử một món tiền để lo thuốc thang và nói ý định của mình: sẽ ở lại trong cái chòi tranh cùng với chàng. Hàn Mặc Tử từ chối nhưng nàng mặc kệ, cứ ở đấy đi chợ nấu ăn, sắc thuốc cho chàng. Mai Đình không hề ngần ngại bệnh tật cũng như dư luận người đời.
Hàn Mặc Tử từ chỗ không muốn gặp mặt đến xúc động trước việc làm của Mai Đình nên đã có nhiều câu thơ tặng nàng: "Đây Mai Đình tiên nữ ở Vu Sơn/Đêm muộn xuống gieo vào muôn sóng mắt/Nàng, ôm nàng hai tay ta ghì chặt/Cả bài thơ êm mát lạ lùng thay!". Ngoài lo việc cơm nước thuốc thang cho chàng, thời gian còn lại, nàng cùng chàng ngâm thơ vịnh cảnh. Hai tâm hồn thi sĩ sống bềnh bồng với những vần thơ như thế suốt một thời gian dài. Nhưng số tiền Mai Đình mang theo cũng đã hết. Nàng khuyên chàng vào Bệnh viện phong Quy Hòa để điều trị, nàng sẽ đi theo và ở luôn trong ấy để chăm sóc cho chàng. Nhưng Hàn Mặc Tử từ chối. Cuối cùng hai người phải từ giã nhau. Nàng lại cất bước giang hồ bốn phương. Lâu lâu, chàng lại nhận được cánh thư của nàng từ phương trời xa nào đó. Trong một lần ngồi buồn, chàng đem những từ ngữ trong bức thư nàng gửi xếp lại thành bài thơ. Đó là bài Thao thức với những câu thơ da diết: "Lạnh quá ánh trăng không sáng mấy/Cho nên muôn dặm ở ngoài kia/Em đang mong mỏi, em đang nhớ/Bứt rứt lòng em muốn trở về".
Mối tình thơ kỳ lạ giữa Mai Đình và Hàn Mặc Tử cùng với việc Mai Đình chăm sóc cho Hàn Mặc Tử được Trần Thanh Mại công bố vào năm 1942, một năm sau ngày Hàn Mặc Tử mãi mãi ra đi. Nhưng câu chuyện trên đây không được gia đình Hàn Mặc Tử thừa nhận và Quách Tấn thì cho rằng Trần Thanh Mại đã hoàn toàn bịa đặt. Tuy nhiên, những tài liệu của Trần Thanh Mại công bố đã thuyết phục được không ít người. Có người cho rằng, trước đây giữa nhà thơ Quách Tấn và nhà phê bình Trần Thanh Mại xảy ra vụ kiện bản quyền thơ Hàn Mặc Tử, liên quan trực tiếp đến cuốn sách Hàn Mặc Tử mà Trần Thanh Mại xuất bản năm 1942, xuất phát từ mâu thuẫn này mà nhà thơ Quách Tấn đã nói như vậy chăng?
(Theo Thanh Niên)

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2008

TÔI ĐI HỌC

Truyện Ngắn THANH TỊNH
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa.
Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:
- Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:
- Thôi để mẹ nắm cũng được.
Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
Trước sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần.
Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
- Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại).
Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.
Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:
- Thôi, các em đứng đây sắp hàng để vào lớp học.
Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cáng tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lủng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.
Ông đốc nhẫn nại chờ chúng tôi.
- Các em đừng khóc. Trưa này các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai các em lại được nghỉ cả ngày nữa.
Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.
Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật. Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.
Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:
Bài tập viết: Tôi đi học!

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2008

NGUYỄN TRỌNG TẠO SAY

Trong số bạn nhậu thì sợ nhất là uống với anh Tạo. Anh uống dai cực kì.Uống với anh chẳng biết khi nào được về. Bia uống ngất ngư rồi, thằng nào thằng nấy ngọng mồm rồi, tưởng giải tán được rồi, khi đó anh mới nói mình uống rượu ha, cứ thế gọi hết chai này sang chai khác.Chừng nào anh chưa nằm dài ra sàn, vén áo lên gãi gãi bụng, kêu hai tiếng ôi giời, chừng đó anh chưa say.Có hôm uống rượu nhà mình, chị Dạ gọi điện anh Tường nói răng 2,3 giờ sáng vẫn chưa về. Anh Tường nói về răng được mà về, ông Tạo chưa vén áo gãi bụng em ơi.Bình thường vẫn hoà nhã, nhẹ nhàng, rưọu ngà ngà anh hay nổi khùng, chửi một câu, ném tan một cái chén. Nhiều khi thấy chẳng có vấn đề gì anh cũng chửi, chỉ chửi đúng một tiếng ngu rồi ném tan cái chén.Hôm anh Tường khen bài Đất nước hình tia chớp của Trần Mạnh Hảo, chẳng biết anh Tạo có nghe không, anh chửi ngu rồi ném tan cái chén. Anh Tường nói ông ni hay, đất nước hình tia chớp thì ngu cái chi, rứa hình tròn thì mới không ngu à.Xưa sắm được bộ ấm chén cũng vất vả, anh chơi của nhà mình đến ba bốn bộ, vợ mình xót lắm, bèn sắm một cái chén gỗ. Khi nào anh say thì đẩy cái chén gỗ vào trước mặt anh. Anh chửi ngu rồi cầm cái chén gỗ ném cái cụp, cái chén gỗ bay lên, vợ mình nhặt lấy, lại dí trước mặt anh, anh lại chửi ngu lại cầm chén gỗ ném cái cụp. Suốt đêm cứ mỗi cái chén gỗ ấy mà ném.Nhờ vậy mà từ đó chén nhà mình an toàn. Vợ mình mừng rú nói cái chén gỗ mà cũng không nhận ra, he he he không biết ai ngu.Anh đi nhậu tối ngày, cái Thanh, vợ anh càu nhàu. Anh nói em không biết cái gì hết. Đi uống cực lắm chứ sung sướng gì đâu. Đó, để anh nấu cơm rửa bát giặt áo quần, đưa đón con cái, em đi uống một ngày xem có trợn mắt ra không. Người ta đã nhường cho phần nhẹ nhàng mà còn thắc mắc, ngu.Bây giờ anh sạch sẽ tươm tất, chứ ngày xưa anh lười tắm nổi tiếng, mọi người vẫn đùa là Tạo bẩn.Đi uống đến 3,4 giờ sáng, về ngủ đến trưa, có người gọi lại đi uống đến 3,4 giờ sáng, thời gian đâu mà tắm.Anh Quán thấy cái áo anh đã sẫm màu thời gian nói tắm đi cái mi. Anh nằm dài ra sàn nói để em nghĩ xem tắm có phải thuộc phàm trù văn hoá không đã.Ở văn phòng hội văn nghệ, anh chơi thân với cô Lan kế toán và nghệ sĩ Kim Quí, vợ đạo diễn Xuân Đàm. Một hôm hai cô này nói đố anh Tạo tắm đó, anh nói tôi tắm hai bà phải đãi tôi một bữa nhậu nghe chưa. Hai cô ok liền. Anh vào nhà tắm, một lúc sau đi ra, đầu tóc chải chuốt trợn tru, hai cô đành thua cuộc, đưa anh đi nhậu. Nhậu được nửa chừng, anh cười nói hai bà ngu, tôi chỉ mới gội đầu, ngu chi tắm.Một hôm vừa sáng bảnh mắt anh đã đến nhà mình, nằm dài ra sàn kêu chán. Mình hỏi sao. Anh nói mình đi nhậu suốt ngày, nghĩ thương vợ, tối qua ở nhà, quyết định rửa bộ đồ nghề hầu vợ phát thì nó lại hành kinh. Rửa ráy thế có phí không.Mình kể cho Kim Quí nghe. Chị dài môi nói ông Tạo mà rửa bộ đồ nghề trời sập. Tao mà yêu ông Tạo thì tao phải lấy đũa gắp chim ông chứ chẳng dám cầm.


sao. Anh nói mình đi nhậu suốt ngày, nghĩ tVì sao blog?

Thực sự hiện nay mình không có thời gian để đu đưa với đời, nhưng hồi này sao hay nhớ về quá vãng quá. Đã bỏ blog gần một năm bỗng nhiên quay lại, quyết tâm một ngày có một bài, một mảnh kí ức. Sau này khi không viết được nữa thì có bạn bè, con cái, học trò sẽ tập hợp lại, in thành một tập gọi là hồi kí vậy. Mình nhớ đâu viết đó, không cần làm văn, thậm chí ngữ pháp cũng không thèm chấp. Viết bất kì chuyện gì chợt nhớ, chợt thấy, chợt ngẫm ra, bất chấp sâu hay nông, thô hay tinh, tục hay thanh. Đọc một vài blog của một vài người nổi tiếng, thấy nói phét nhiều hơn nói thật, loanh quanh để đánh bóng mình, ghét. Mình nghĩ blog là cái để chống stress, tâm sự với đời để giải toả ẩn ức, thế thôi. Vậy việc gì phải nói phét?

VỚI TỐỐHỮU

Nhớ Tố HữuThằng Thiều cũng gặp Tố Hữu loáng thoáng như mình thôi mà viết bài về ông hay quá, không biết nó có bốc phét không mà sâu sắc cảm động thế không biết. Mình cú, định viết bài đấu lại nó, nhưng lại nghĩ xưa ông sống thì không viết, giờ ông chết rồi có viết kiểu gì người ta cũng cho mình nói phét, nên thôi. Nhưng sáng nay tự nhiên muốn viết về ông quá, định bụng 5,6 giờ chiều mới viết blog, nhưng mót viết chịu không nổi. Thế là víêt luôn.Mình có tính cục bộ, phàm ai là người Quảng Bình họăc yêu quí Quảng Bình mình đều quí mến cả. Thời chiến tranh Tố Hữu còn quá người Qúảng Bình, ăn dầm ở dề trong bom đạn với dân Đồng Hới, dân Bảo Ninh có khi cả năm trời. Tiếng là ngựa xe chứ chỉ xe U oat thôi, xe volga đường chiến tranh làm sao đi được. Thứ xe U oat bây giờ có đem cho tụi trẻ chúng nó còn mắng cho. Còn yến tiệc thì nói cho sang, thực ra mấy miếng thịt lợn, bò kho kho xào xào, trẻ con nhà mình dỗ mãi chúng nó mới chịu ăn. Vì thế dù ai nói đông nói tây mình vẫn qúi Tố Hữu như thường. Thời chiến tranh dượng mình ( Cổ Kim Thành) làm chủ tịch tỉnh, một hôm đến nhà dượng chơi thấy một người đang ngồi với dượng nói chuyện gì đó rất hăng. Cả nhà đi lại cứ nem nép. Mình hỏi thằng Vượng ai đó. Nó bảo Tố Hữu. Mình lạnh người, đứng lặng ngắt. Quá vinh hạnh thấy được Tố Hữu bằng xương bằng thịt. Mình đứng nép trong buồng nhìn ra, ngắm ông say sưa cho đến khi ông đi rồi vẫn đứng lặng ngắt. Mình về Ba Đồn khoe gặp Tố Hữu với tụi bạn, bóc phét nói Tố Hữu ôm mình, cho ngồi trên đùi dặn này nọ, tụi bạn ngưỡng mộ mình lắm. Thực ra có gặp cóc khô đâu, chỉ nhìn trộm ông thôi, hi hi. Gần ba chục năm sau về làm báo Văn Nghệ mình mới thực sự gặp ông. Báo Văn nghệ có tục cứ đến 28, 29 tết là tổ chức ăn tết toàn cơ quan. Vị khách số 1 không bao giờ vắng là Tố Hữu, vì ông là sư tổ của báo. Chương trình có 3 phần, năm nào cũng giống năm nào, đầu tiên là nhậu nhẹt, sau đó nghe Tố Hữu nói chuyện, cuối cùng là chơi trò đố vui có thưởng. Hồi đó Tố Hữu đã rời chính trường, nghe nói phụ trách ban chiến lược quốc gia gì đó nhưng thực ra là ngồi chơi xơi nước thôi. Năm đầu tiên mình thấy lạ là hễ Tố Hữu ngồi mâm nào, mấy ông anh trong báo kính cẩn khúm núm nhưng mắt trước mắt sau chuồn đi cả. Hữu Thỉnh chỉ ngồi với ông có 5 phút rồi nhảy đi mâm nọ mâm kia chúc mừng anh em, kì thực là để tránh nói chuyện với ông. Nhìn đi nhìn lại không thấy ai, ông đi đến mâm mình, khi đó cũng chỉ mình và vài người. Mấy người này kính cẩn “dạ anh” rồi cũng lẹ làng biến đi, chỉ còn mình trơ khấc. Ông không hỏi mình tên gì mà hỏi mình quê đâu. Mình nói thưa chú cháu quê Quảng Bình. Mắt ông sáng lên và ông bắt đầu nói. Ông nói nhỏ, đều đêu, hết đông sang tây, hết chuyện Quảng Bình sang chuyện thế sự. Ông nói chuyện thế sự hệt mấy ông hưu trí phường nói chuyện thế sự, đại khái ngày xưa thế này thế kia, bây giờ mấy ông trên kia... ông chỉ ngón tay chỉ chỉ về phía Bắc, lăc đầu, rồi dừng lời. Lúc đầu mình nghe rất hào hứng, dù gì cũng được Tố Hữu cho nói chuyện, nhưng sau ông nói dài quá, lặp nhiều quá, đâm nản. Quanh đi quẩn lại cũng ngày xưa thế này thế kia, bây giờ mấy ông trên kia...Bảo Ninh thấy mình chịu trận, đứng nép ở cửa cười thích chí, dẩu mồm nói thầm: cho mày chết! Cho mày chết! Tức khí mình nhảy ra kéo Bảo Ninh vào, nói: dạ thưa chú đây cũng là nhà văn người Quảng Bình, con bác Hoàng Tuệ. Tố Hữu bắt tay: à, Hoàng Tuệ à! Mình tót lẹ ra cửa đứng nép nhìn Bảo Ninh chịu trận, cười khoái trá. Bảo Ninh khúm núm nghe, à dạ vâng rồi tranh thủ ông không để ý, ngoảnh về phía mình chửi thầm: “ địt mẹ mày” rồi vội vàng ngoảnh lại à dạ vâng bất kể Tố Hữu đang nói gì, có khi ông chưa nói xong câu nó đã à dạ vâng rồi lại ngoảnh về phía mình chửi thầm địt mẹ mày! Nó càng chửi mình càng sướng he he. Mãi sau, nó vừa à dạ vâng vừa chắp tay giấu dưới gầm bàn lạy mình như tế sao, xin mình cứu cho.Cuối cùng mình cũng đi vào nói thưa chú anh Hữu Thỉnh đang đợi chú rồi dìu ông vào phòng Hữu Thỉnh. Hửu Thỉnh đang ngồi đọc cái gì đó, vò đầu bứt tai ( cái anh này lúc đéo nào cũng đọc được, rảnh phút nào là nhảy vào phòng đọc bài ngay), thấy Tố Hữu vào anh vụt đứng dậy reo to: A, anh! Tiếng reo mừng hồ hởi phấn khởi như thấy bố anh từ vạn kiếp trở về. Ôi thiên tài Hữu Thỉnh. Năm sau vẫn vậy, đầu tiên là nhậu nhẹt, sau đó Tố Hữu nói chuỷện, cuối cùng là đố vui có thưởng. Món đố vui có thưởng anh em rất thích, ai cũng muốn mình kiếm được giải thưởng tranh Thành Chương về treo. Nhưng Tố Hữu nói dài quá. Mặc dù Hữu Thỉnh đã nhắc khéo: Anh Tố Hữu đang rất rất bận, anh chỉ nói chuyện với anh em có 10 phút thôi. Nhưng Tố Hữu đâu có thèm chấp, ông chơi cả 100 phút không dừng. Anh em nói chuyện ồn ào như vỡ chợ ông vẫn cứ nói. Trương Vĩnh Tuấn đi vào đi ra mặt nhăn như bị, đã gần 10 h rồi mà còn một tiết mục nữa. Bỗng có ai đó tắt phụt micro, tưởng ông dừng hoá ra ông vẫn không thèm chấp, vẫn cứ nói. Cho đến khi ai đó cúp cầu dao điện, cả toà soạn tối om, ông mời dừng. Hữu Thỉnh đưa ông xuống cầu thang, mình lúc cúc chạy theo sau. Hữu Thỉnh nói tiếc quá anh nói đang hay lại mất điện. Tố Hữu không nói gì, chắc ông cũng biết, vì cả khu Trần Quốc Toản điện đóm vẫn sáng trưng. Thực lòng khi đó mình rất thương ông. Vẫn biết mình đến tuổi như ông thì còn lẩn gấp 10 ông nữa nhưng vẫn thương ông quá. Giá ông đừng làm quan, chỉ làm thơ thì hay biết bao nhiêu


Văn Cao say.

Mình không thân Văn Cao, chơi với anh vừa đủ để cho ạnh nhớ tên.Lần thứ nhất đến với anh Tường, lần thứ hai đến với anh Tạo anh Kha,những lần sau đến thăm anh thì ít công chuyện thì nhiều.Lân nào đến cũng thấy anh ngồi cầm ly rượu ngang miệng như sắpuống, sắp nói. Nhưng anh không uống, không nói, chỉ ngồi yên.Cái tay cầm ly rượu run run, ly rượu lúc nào như ở tình trạng sắp rớt.Một giọt rượu đọng trên râu, y như giọt sương trên lá, luôn luôn là một giọt ấy thôi, lạ lắm.Hỏi gì, câu khó hay dễ, gấp hay không, anh cứ để chén rượu ngang miệng hồi lâu, nhấp một ngụm nói một câu, chỉ một câu ấy thôi không thêm câu thứ hai.Trông cung cách cầm ly rươụ của anh thấy rượu bỗng sang hẳn, quí hẳn. Trong đời thấy có hai người cầm ly rượu sang như vậy đó là anh và Bảo Ninh, không thấy có người thứ 3.Mình nói với anh Đỉnh nhìn anh Văn Cao uống rượu cứ nhớ Lý Bạch. Anh Đỉnh nói mày quen Lý Bạch à, sao bảo giống. Mình cười phì nhưng cứ vẩn vơ sao giống kinh.Hoá ra suýt nữa anh giống Lý Bạch.Anh về Huế chơi, anh em đưa anh đi phá Tam Giang. Ngồi thuyền trên phá uống rượu, ngắm trăng, nhậu những con tôm nướng vừa câu được, anh Văn Cao thích lắm.Mỗi lần anh thích gì biết ngay, mắt anh sáng rực long lanh như người ta đang yêu vậy.Anh Tường được Văn Cao như được tình nhân, nói lia xia, đông tây kim cổ nói hết không cho ai nói. Anh Văn công chỉ ừ ừ, nhấp một ngụm lại ừ.Chị Băng ngồi bên canh chừng anh thỉnh thoảng lại hắt ra một câu uống vừa thôi. Anh lườm chị một cái, nhấp một ngụm lại ừ.Lúc đầu anh còn đế thêm được đôi câu, sau say quá, chỉ ừ không thôi, vai thấp dần xuống, cái ừ cứ hụt hơi dần.Anh Tường không để ý cứ nói, càng nói càng bốc.Chị Băng lại nói uống vừa thôi, anh lại lườm chị, lại uống, lại ừ.Trong khi mình coi anh như thánh thì chị Băng coi anh như thằng con nít, như con chị vậy, lườm lườm nói nói rất sỗ sàngAnh Tường vẫn cứ nói, đến đoạn thơ Lý Bạch, trúng tủ anh, anh nói lia xia.Anh Văn Cao cứ ừ, mỗi lần ừ vai thấp xuống một ít, cái ly rượu trong tay run run đưa đi đưa lại trước miệng anh, anh uống mãi mới được một ngụm.Chị Băng hét lên thôi không uống nữa, anh lườm chị, uống một ngụm lại ừ, coi như chưa nghe chị nói gì.Anh Tường đọc thơ Lý Bạch say sưa.Chị Băng không thôi lườm anh Văn Cao, lại nói uống ít thôi, mặc kệ anh Tường đọc thơ.Anh Văn Cao nuốt ngụm rượu như nuốt hận, ráng sức nói ừ ừ.Chị Băng giật ly rượu trong tay anh hét lên thôi không uống nữa.Vẫn biết chị thương anh thì mới thế, không có chị anh khó sống đến bây giờ, nhưng khi ấy mình tức lắm, giá em út gì cho ngay một tát.Anh Văn cao bị giật ly rượu, ngồi đơ, miệng lẩm bẩm tao chết, tao chết đây. Thình lình anh đổ người ra khỏi thuyền nhào xuống phá. May chụp kịp, hú vía. Phá có chỗ sâu hơn 1 con sào.Sau vụ đó anh ốm, vào viện Trung ương Huế.Chưa thấy khi nào bệnh viên hân hoan khi thấy bệnh nhân vào như trường hợp anh Văn Cao. Họ lo cho anh còn hơn lo cho cha mẹ đẻ.Chị Băng thì đứng ngồi không yên, hết giục người này gọi người kia, rối rít ép anh uống sữa. Anh không uống, cương quyết không uống. Chị Băng phát cuồng, mếu máo đẩy mình vào nói các em làm sao để anh uống chút sữa không anh chết mất.Mình vào, anh kéo áo mình nói rượu sữa... rượu sữa.. Mình thông minh hiểu ý ngay, vọt ra viện mua xị rượu, dấu lưng quần, vào nói chị để em pha sữa cho anh. Mình pha sữa, đổ rượu vào khuấy đều đưa anh uống, anh uống sạch, chị Băng mừng rơn.Từ đó mỗi lần chị Băng pha sữa anh đều gạt đi nói để thằng Lập vào pha, mẹ mày không biết pha đâu, he he.Anh ra viện nhanh chóng, mọi người khen bệnh viện phục vụ tận tình, chị Băng lo cho anh hết sức chu đáo, anh gật đầu xác nhận rồi kéo tay mình, ghé tai nói thầm: Cứt. Nhờ rượu mày đấy.He he.Người từng gặp 2Chuyện chẳng liên quan gì đến cụ, nay nghe tin cụ mất bỗng nhớ đến, lòng chợt buồn hiu hiu.Nói cho oách thì mình đã gặp cụ ba lần.Trước đó chỉ nghe anh Thanh Quế kể chuyện đã cùng tòng quân, cùng vào Nam, cùng ở một đơn vị với con trai cụ mà thôi. Nghe anh kể phục cả cha lẫn con. Cha phục đã đành, con trai cụ thì phục quá, hiếm ai cố nhoài ra khỏi cái bóng của cha mình, cố làm một người lính bình thường cho đến lúc hy sinh.



Lần thứ nhất “gặp” cụ khi cụ vào thăm Quảng Trị, hình như cuối năm 1989. Khi đó mới chia tỉnh, trụ sở uỷ ban tỉnh chỉ là dãy nhà ngói cấp 4. Cụ ngồi với anh Bường chủ tịch tỉnh, đám cán bộ lau nhau như mình ngồi tít ở đằng xa.Anh Bường vui vẻ nói: Tỉnh mới lập, chưa làm được gì. Mong thủ tướng quan tâm cho ít kinh phí làm cái trụ sở uỷ ban, để khi thủ tướng về, được đón thủ tướng cho đàng hoàng, chứ không phải ngồi trong cái nhà như thế này.Cụ cười to nói: Nhưng tôi thích ngồi trong nhà thế này thì sao?Mọi người cười ồ vui vẻ.Mình chỉ nghe cụ nói mỗi câu đó, không nghe câu nào khác hơn, nhưng nhớ mãi.Lân thứ 2 khi ra Hà Nội, thằng N. nói: Tao đi phỏng vấn cụ Kiệt, mày có đi theo không. Tất nhiên là mình đi rồi, bản tính tò mò mà.Thằng N. thì ghê lắm, nó quen hết lượt các ông to, tích trữ một xấp ảnh dày, về quê xoè ra khoe, bà con làng xóm lác mắt.Cụ nghỉ chơi tennis, tiếp thằng N. ngay chỗ giải khát sân tennis. Thằng N, giới thiệu mình với cụ: thằng bạn cháu, thế thôi. Rồi mình ngồi chầu rìa nghe nó phóng vấn cụ.Bụng nghĩ cụ cũng dễ tính thật, nó hỏi toàn câu củ chuối mà cụ vẫn vui vẻ trả lời. Thỉnh thoảng lại cười rất sáng khoái. Thế mới lạ.Lần thứ 3 thì phải kể dài dòng hơn.Năm 1996 mình ra Hà Nội, ra một mình mua nhà trước rồi đem vợ con ra sau. Mua xong nhà, phải sửa tí chút, đêm nằm một mình buồn buồn, hai giờ sáng vùng dậy viết đến sáng xong truyện ngắn Chuyện không có trong sự thật.Viết xong ném đấy, bụng nghĩ chẳng ai thèm đăng đâu. Chẳng ngờ anh Đỉnh đến chơi, đọc, khen hay nói: để tao đem về đăng Văn nghệ quân đội.Truyện đăng số tháng 7/ 1996 ( hay 97 gì đấy). Đến Văn nghệ quân đội, ai cũng khen, có người còn nói: thế giới cũng đến thế thôi.Một tháng sau bỗng ồn ào nhặng cả lên, người bảo sĩ nhục con người, ngườì bảo sĩ nhục ngành giáo dục, người bảo nói xấu cụ Kiệt.Anh Huân, anh Đỉnh lo bạc mặtMình ngơ ra, mấy cái thứ sĩ nhục này nọ thì mình đã quen lối phê bình suy diễn ngu xuẩn không nói làm gì. Nhưng nói xấu cụ Kiệt thì lạ quá. Chuyện mình có liên quan gì đến cụ đâu?Hoá ra nghe nói trong truyện mình có con chó tên Ki mà nhà cụ cũng có con chó tên như thế.Khổ. Nào có biết chó mèo nhà cụ ngang dọc ra sao.Nhiều người rỉ tai nói cụ Kiệt đọc rồi, tức lắm. Cụ gọi điện cho cụ Phiêu, cụ Phiêu gọi điện cho tổng cục làm cho ra lẽ.Chẳng có ai hỏi mình một câu, chỉ nghe ồn thế thôi. Mình chẳng sợ, trên răng dưới ca tút sợ gì, chỉ thương anh Huân, anh Đỉnh vì chuyện của mình vất vả tất tả ngược xuôi.Chuyện rồi cũng qua, anh Huân anh Đỉnh bị treo sao vài năm rồi cũng đâu vào đấy.Mình chỉ biết qua vụ này ở Văn nghệ quân đội thời đó, trừ anh Huân anh Đỉnh không nói làm gì, chỉ có thằng Khoa là trước sau như một, còn lại là một bọn tiểu nhân, tiền hậu bất nhất.Hai năm sau vào quán cà phê phố gì gần phố hàng Bông không nhớ nữa. Anh Q. gặp mình nói mày vào đây anh bảo. Mình theo anh vào phòng trong bỗng sững sờ gặp cụ.Anh Q. nói thằng em họ em đó anh. Nó viết cái truyện Chuyện không có trong sự thật không phải nó xâú anh đâu. Em muốn gọi nó vào để nó nói cho anh hỉểu, thông cảm cho nó.Cụ ngơ ra: chuyện gì? Mình có nghe bao giờ đâu? Anh Q. nói thế không ai nói với anh cả à. Cụ nói không.Hu hu.



Thế mới biết miệng lưỡi thế gian, giết người không dao là thế nào.Người từng gặp 3 Những năm 1965- 1975 nhà mình sơ tán ở làng Đông Dương, cách Thị Trấn Ba Đồn có chục cây. Một cái làng rất hay, y như một mảnh đất Nam Bộ rơi xuống vậy, có hoa mai vàng, có rặng trâm bầu sau làng, còn tôm cá thì ê hề, vẫn có câu: Cơm Tô Xá, cá Đông Dương.Chuyện làng Đông Dương thì nhỉều lắm, sau này từ từ sẽ kể.Bây giờ kể chuyện anh Đ. thôi, vì anh này hay nhất trong kí ức của mình về cái làng này.Anh Đ. lùn, đen, xấu. Anh Diệu nói cái mặt thằng Đ. chành bành giống cái l. trâu.Anh Đ. sống với mẹ già, sau mẹ chết anh ở một mình. Nhà nghèo quá, 24, 25 tuổi rồi hỏi cô nào cũng bị chê.Anh con liệt sĩ, lại con một, khỏi đi bộ đội. Con trai trong làng ai lớn đều đi bộ đội hết, còn lại dăm ba anh tuổi như anh thôi, chỉ có anh là chưa vợ.Mẹ anh khóc lên khóc xuống , anh vẫn chẳng quan tâm đến chuyện vợ con. Cho đến khi mẹ anh chết anh vẫn độc thân.Mình hỏi anh sao anh không lấy vợ. Anh nói tao để vậy để đàn bà nó thèm.Anh nơm cá cực tài, cầm nơm úp nhoay nhoáy, hễ dừng lại mò là y như có một con cá to. Nghe tiếng đóng thành nơm, anh biết chắc cá nhỏ hay to, ngon hay dở để dừng lại bắt hay không. Chẳng bù cho mình, úp úp mò mò, tóm lại chỉ vài con cá diếc, cá rô.Một lần úp nơm, bao giờ xâu cá của anh cũng dài nhất, đầy những con cá ngon, đắt tiền.Mình dân Thị Trấn lên, thấy thế thì thích lắm, bám theo anh suốt ngày.Anh chỉ làm hai việc: đi đập lúa thuê và nơm cá bán lấy tiền.Cứ mùa lúa là anh đi đập lúa cho các gia đình có chồng con đi bộ đội, một đêm đập lúa được trả vài lon gạo. Thế cũng đủ sống, lại được tiếng giúp đỡ gia đình bộ đội.Anh không đoàn đội. Hồi này ai không đoàn đội bị coi như thanh niên chậm tiến, con gái vì thế bụng thì chê nghèo nhưng miệng lại có cớ chê anh chậm tiến.Hồi này ai bị chê chậm tiến thì sốt ruột lắm, phấn đấu như điên, anh tỉnh bơ, không quan tâm.Hội họp cuộc nào anh cũng đến nhưng chỉ đứng sau nghe. Thanh niên làng tranh nhau lên nói toàn từ sáo rỗng- lý tưởng, hoài bão, tiên tiến, thi đua, quyết tâm, căm thù, phấn đấu.v.v.. Anh cười hậc, é he một tiếng to rồi phủi đít quần ra về.Hôm sau họp anh lại đến, lại đứng sau, lại nghe lý tưởng, hoài bão, tiên tiến, thi đua, quyết tâm, căm thù, phấn đấu.v.v.. Anh lại cười hậc, é he một tiếng, phủi đít quần ra về.Luôn luôn như thế.Anh Cư gặp mình nói Lập ngoan, học giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, đừng quan hệ với thanh niên chậm tiến.Mình dạ dạ nhưng vẫn chơi với anh Đ. như thường.Đêm nào cũng vậy, con trai lớn chút trong làng đều đi đặt túm bẫy lươn, câu cá cặm. Đặt đầu hôm, bá bốn giờ sáng thì đi thăm.Một đêm mình đi thăm túm lươn, hôm đó được nhiều, hơn chục con, mừng lắm hí hửng xách oi về thì gặp anh Đ. đi từ nhà chị Th. ra. Mình hỏi anh đi đâu, anh nói không.Minh thấy anh mặc cái áo bộ đội dài gần đến gối ( anh lùn mà). Nghi nghi, mình kéo vạt áo anh lên, chim cò phơi ra cả, hoá ra anh không mặc quần. Mình ngạc nhiên nói sao vào nhà người ta lại không mặc quần, anh cười phì một tiếng rồi bỏ đi.Nhà chị Th. một mẹ một con, chồng đi bộ đội, thằng cu con chị mới hơn 4 tuổi. Mình nghi lắm.Mình lẻn theo anh Đ.Anh Đ. lại vào nhà chị H. Chị H. có chồng hy sinh, vừa báo tử năm ngoái. Chị vẫn say sưa sinh hoạt đoàn, biến đau thương thành hành động cách mạng, hăng hái phát biểu lý tưởng, hoài bão, tiên tiến, thi đua, quyết tâm, căm thù, phấn đấu.v.v. Bà con làng xóm khen lắm, vẫn nói với con gái con dâu: đó, sang nhà con H. mà coi.Mình vào sau hồi nhà chị H. Tối quá không thấy gì, chỉ nghe chị kêu hệt như mèo kêu.Mình chặn anh Đ. ở cổng nhà chị H. nói em biết rồi nha. Anh Đ. túm cổ áo mình nói mày nói tao giết.Về sau, lần nào đi nơm anh vừa nơm suất của anh, vừa nơm suất của mình. Mạ mình toàn khen thằng Lập dạo này nơm cá giỏi. Hi hi.Làng Đông Dương có chừng 4-5 trăm nóc nhà, hơn 1 trăm nóc là nhà hoặc là vợ bộ đội hoặc là vợ liệt sĩ. Không biết anh Đ. chui vào bao nhiêu nhà trong số 100 nóc nhà ấy, chỉ biết suốt cuộc chiến tranh 1965-1975, tối nào cứ đến 3-4 giờ sáng anh Đ. lại mặc cái áo bộ đội dài đến đầu gối, không thèm mặc quần, đi hết nhà này đến nhà kia, 5 giờ sáng thì về.Mình hỏi sao anh không mặc quần. Anh nói mặc mần chi, cởi vô cởi ra mệt.Hoà bình, anh Đ. hơn ba chục tuôỉ vẫn chưa vợ.Một hôm làng tổ chức tuyên dương các mẹ các chị là vợ con bộ đội chung thuỷ đảm đang. Các mẹ các chị sắp hàng dài nhận phần thưởng, nhận giấy khen, mặt ai nấy hớn hở.Anh Đ. cũng đến, đứng sau cùng, nghe chị H. đại diện phát biểu lý tưởng, hoài bão, tiên tiến, thi đua, quyết tâm, căm thù, phấn đấu.v.v Anh Đ. cười hậc, é he một tiếng to rồi phủi đít quần ra về(theo blog Nguyễn Quang Lập)


TẢN VĂN NGUYỄN QUANG LẬP
Thứ sáu, ngày 04 tháng

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2008

ẢNH CON GÁI


CHÙM ẢNH CON GÁI HÀ NGUYÊN


















làm dáng hả?
đại ca

Lười
học bài đó!



































Học làm thiếu nữ!




















cười ló mười cái răng










Sờ chuột



























Điệu quá đi!



























Yes!



























Nghịch!


























Cá đâu rồi?





















Ai thế nhỉ?


































































Hà Nguyên, sinh nhật lần thứ 3

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2008

thời sự-suy nghĩ

Địa ngục quá gần ta


Chuyện em gái Nguyễn Thị Bình bị hành hạ tra tấn và bắt làm việc như một nô lệ thời hiện đại trong suốt 13 năm trời đã xảy ra ngay tại một quận nội thành của Hà Nội - quận Thanh Xuân, và có lẽ đã diễn ra trước mắt không ít người. Có thể là hàng xóm, có thể là người có quan hệ làm ăn buôn bán với vợ chồng hàng phở này, trong suốt 13 năm có một đứa bé gái bị đánh đập tàn nhẫn hằng ngày ngay trước mắt họ, nhưng không ai dám nói gì, có hành động gì ngăn chặn sự dã man khó tưởng tượng ấy.
Cho tới khi có một, rồi hai người: bà Bình "bò" và chị Oanh, không chịu nổi khi phải nhìn cảnh "địa ngục trần gian" ngay trước mắt mình cứ thản nhiên tái diễn, đã đồng lòng cứu và bí mật đưa em Bình bỏ trốn. Tới khi đó, báo chí phát hiện và vào cuộc, còn mọi người thì thở phào ra:"Khủng khiếp quá!". Vâng, nhưng khủng khiếp nhất là khi một chuyện khủng khiếp như thế lại xảy ra như một chuyện "đời thường" suốt 13 năm trời ngay giữa thủ đô mà gần như không có ai thấy đó là chuyện khủng khiếp.
Chúng ta đang sống thời hiện đại, đang sống trong cơ chế thị trường với vô vàn quan hệ phức hợp và phức tạp, đúng thế, nhưng liệu cuộc sống bây giờ có khiến chúng ta chai mòn vô cảm trước nỗi đau của trẻ nhỏ, nỗi đau của người nghèo khổ đến thế không? Ở một xã hội thượng tôn pháp luật, những hành động lăng nhục đánh đập con người một cách dã man như vậy sẽ lập tức bị chính những người láng giềng, hàng xóm phát hiện, và họ sẽ lập tức báo tin cho cảnh sát. Nhưng ở ta, khi người ta "sợ" pháp luật thì ít mà sợ những kẻ vi phạm pháp luật thì nhiều hơn, và nhất là khi nếu có người dám đứng ra tố cáo những tội ác như của vợ chồng hàng phở nọ, thì sẽ có cơ quan cảnh sát đặc biệt nào đứng ra tiếp nhận và xử lý ngay những thông tin ấy? Đó mới là điều cần bàn. Vì một khi người dân không dám báo cáo những chuyện như thế với công an khu vực, với công an phường chẳng hạn, là do họ sợ "nhà hàng phở" kia vừa lắm tiền vừa ngoa ngoắt có thể sẽ "đổi trắng thay đen" và "tố ngược" gây tai họa cho họ, thì sao? Ai bảo vệ những người dân trung thực dám tố cáo cái xấu cái ác trong những hoàn cảnh như thế ? Khi địa ngục quá gần ta, ma vương tiểu quỷ cũng quá gần ta, mà sự che chở của pháp luật lại ở hơi xa hoặc còn mờ ảo, khi những người lương thiện và trung thực chưa thể liên kết thành một sức mạnh, thì chuyện em Bình bị hành hạ man rợ suốt 13 năm trời mới nghe thật khủng khiếp, nhưng nghĩ kỹ, lại là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Dù trong mỗi khu phố đều có "tổ dân phố" về hình thức là quản lý khá chặt chẽ, nhưng một khi những tổ chức chính quyền cơ sở như thế bị "quan liêu hóa" hay chỉ tồn tại trên hình thức, thì thật khó cho người dân lương thiện dựa vào đó để thể hiện có hiệu quả sự lương thiện, thái độ không chấp nhận cái xấu cái ác của mình.
Tôi còn nhớ, cách đây chưa lâu, ngay tại thị xã Quảng Ngãi của tôi cũng đã có trường hợp một người em cựu chiến binh bị bệnh tâm thần đã "được" gia đình người anh ruột "nhốt xà lim" theo đúng nghĩa đen trong suốt 10 năm. Điều lạ lùng là cả chính quyền, tổ chức cựu chiến binh hay đoàn thể mặt trận phường, khu phố tại địa phương đều không hay biết(?). Cho tới khi báo chí phát hiện ra. Nên tôi nghĩ, trường hợp em Nguyễn Thị Bình chính là hồi chuông cảnh báo không chỉ là sự vô cảm đang cư ngụ trong mỗi người chúng ta, mà còn cảnh báo về sự thiếu vắng tinh thần thượng tôn pháp luật trong cộng đồng, về sự bất lực do bị "quan liêu hóa", "xơ cứng hóa" của những tổ chức chính quyền và cơ quan bảo vệ pháp luật ở cơ sở. Khi người dân lãnh cảm trước cái xấu cái ác, khi sự bất công và bạo ngược dám hành xử một cách công khai, đây đó còn thách thức cả pháp luật, thì khi đó "địa ngục chỉ cách ta ba bước".


Tháng 11/2007, Thanh Thảo